Breaking News

Sỏi thận dạng san hô và cách điều trị


Sỏi thận dạng san hô được biết đến là 1 trong số 4 nhóm sỏi phổ biến nhất hiện nay, rất khó để điều trị. Vì vậy đây là loại sỏi đáng ngại nhất cho bệnh nhân sỏi thận. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sỏi thận dạng san hô là gì và cách điều trị chúng như thế nào nhé.

1/ Tìm hiểu về sỏi thận dạng san hô

Sỏi thận dạng san hô là loại sỏi thường gặp ở đài bể thận. Đây là loại sỏi có hình dáng giống như san hô hoặc sừng của những con hươu, vậy nên được gọi là sỏi san hô và thường che lấp các nhánh của đài bể thận.

Thành phần chính của sỏi san hô là struvite. Vậy nên sỏi san hô còn có tên là sỏi struvite hoặc sỏi do nhiễm trùng.

Sỏi thận dạng san hô
Sỏi thận dạng san hô
Có 4 loại sỏi thận phổ biến là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi san hô và sỏi cystin. Trong đó, có tới 30% dạng sỏi thận là sỏi san hô.

2/ Nguyên nhân hình thành sỏi thận dạng san hô

Nhiễm trùng đường nước tiểu là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sỏi san hô. Những bệnh nhân đã phẫu thuật niệu quản, bàng quang hoặc các bộ phận khác của hệ tiết niệu có nguy cơ phát triển thành nhiễm trùng đường tiết niệu rất cao.

Khi bị nhiễm trùng hệ tiết niệu, các vi khuẩn lên men urease sẽ thủy phân thành phần ure trong nước tiểu thành hydroxyl và ion amoni. Nồng độ amoni và photpho cao trong môi trường kiềm của nước tiểu là nguyên nhân khiến struvite kết tinh, hình thành nên sỏi thận dạng san hô.

3/ Sỏi thận dạng san hô nguy hiểm như thế nào?

Các dấu hiệu của sỏi thận dạng san hô rất mờ nhạt, kể cả khi sỏi đã phát triển khá lớn, gần như lấp đầy khoang chứa nước tiểu ở đài bể thận.

Bệnh nhân có sỏi san hô có thể thấy mệt mỏi, khó chịu và sụt cân, không hề có các triệu chứng rõ ràng của các bệnh về đường tiết niệu. Đặc biệt sỏi san hô không gây nên những cơn đau đặc trưng của sỏi thận. Đó là do sỏi san hô hình thành ở đài bể thận nên gần như không làm căng giãn thận, ít gây đau. Bởi vậy mà bệnh nhân bị sỏi san hô thường rất khó phát hiện ra bệnh. Sỏi san hô thường bị phát hiện một cách tình cờ do siêu âm hoặc chụp X-quang vì một chứng bệnh khác.

Ảnh chụp x-quang sỏi san hô


Sỏi thận dạng san hô nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân như: nhiễm độc toàn thân, viêm đài bể thận, suy thận,… thậm chí là ung thư.

Khi phát triển nên các biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng rõ rệt và nghiêm trọng như: đau quặn thận, sốt, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu máu,… Tuy nhiên, lúc này việc điều trị sỏi san hô đã trở nên quá muộn rồi.

4/ Điều trị sỏi thận dạng san hô như thế nào?

Cần phải nhanh chóng phẫu thuật lấy sỏi hoặc tán sỏi khi viên sỏi san hô có kích thước vẫn chưa quá lớn và chức năng thận vẫn chưa bị suy giảm nghiêm trọng .
Sỏi san hô cần phải được loại bỏ hoàn toàn bởi tỉ lệ tái phát nếu còn sót lại dù chỉ 1 mảnh nhỏ cũng lên tới 85%.

Bệnh nhân mắc sỏi thận dạng san hô cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam lành tính làm tan sỏi thận và điều trị bảo tồn thận. Các phương pháp dân gian này có thể giúp làm tan dần sỏi thận, làm giảm kích thước của sỏi, phòng ngừa tái phát bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm mà sỏi san hô có thể gây ra.

Nếu sỏi san hô không được nhanh chóng điều trị, làm tổn thương thận nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn nữa thì bệnh nhân cần phải điều thay thế thận. Sỏi san hô sẽ bị loại bỏ cùng với thận khi phẫu thuật cắt bỏ thận.

Sỏi thận dạng san hô nguy hiểm hơn các loại sỏi thận khác và việc điều trị cũng phức tạp hơn. Vậy nên việc phòng tránh bệnh và vô cùng quan trọng. Nếu chẳng may mắc phải thì cần phải điều trị sỏi san hô một cách nhanh chóng và triệt để trước khi quá muộn.

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi thận dạng san hô, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích.

Không có nhận xét nào